Tin tức & sự kiện

12.06.2019 / Vietasian-Admin

Phát triển du lịch gắn bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số

Để đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của “ngành công nghiệp không khói”, việc khai thác du lịch trên cơ sở bảo tồn, phát huy những giá trị độc đáo của văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số được coi là hướng đi quan trọng, mở ra nhiều triển vọng.

Theo bài viết Người Dao ở Sa Pa làm du lịch của TS Trần Hữu Sơn đăng Tạp chí Du lịch, qua nghiên cứu nhu cầu khách quốc tế cho thấy 90% du khách thích nghe hướng dẫn viên du lịch là người Dao, người Mông bản địa; 71% du khách muốn được ngủ và ăn ngay tại cộng đồng các làng người Dao; 81% du khách muốn được tham gia vào các hoạt động như dệt vải, chế biến ẩm thực, thuốc tắm…; 83% du khách muốn mua sản phẩm lưu niệm ngay tại nơi sản xuất của các hộ gia đình. Dù đây chỉ là thống kê tương đối trong một phạm vi địa lý hẹp, nhưng đủ thấy những giá trị văn hóa đặc sắc đang được đồng bào các dân tộc thiểu số lưu giữ có sức hấp dẫn thế nào đối với du khách, nhất là khách quốc tế. Với một cộng đồng dân tộc thiểu số đông đảo, mỗi dân tộc lại là chủ nhân của những kho tàng văn hóa khác nhau, có thể khẳng định đây là nguồn tài nguyên giá trị, dồi dào để phát triển du lịch.

Thời gian qua, nhằm tìm cách khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nêu trên, bên cạnh các chính sách về bảo tồn văn hóa, xây dựng nông thôn mới do các cấp ban hành, ngành du lịch đã tổ chức, hỗ trợ các địa phương khảo sát, phát triển sản phẩm. Ngành du lịch đã mở các khóa tập huấn nghiệp vụ cho thuyết minh viên du lịch tại một số tỉnh miền núi, đồng thời tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch tại một số điểm, phát triển mô hình du lịch miền núi có sự tham gia của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Một số địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ động xây dựng, ban hành những chính sách để phát triển du lịch, tiêu biểu như Hà Giang, Quảng Nam, Lào Cai… Nhờ đó, hoạt động du lịch, nhất là du lịch cộng đồng ở một số làng, bản của đồng bào dân tộc thiểu số bước đầu đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn thu ổn định cho bà con. Các điểm du lịch cộng đồng như bản Lác, bản Văn (Hòa Bình), bản Áng (Sơn La), Quản Bạ (Hà Giang), Phiêng Lơi (Ðiện Biên)… đã trở thành những điểm đến quen thuộc của du khách. Du lịch cộng đồng đi kèm các dịch vụ như cung cấp nhà nghỉ, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, kinh doanh đồ lưu niệm, góp phần mang đến hàng nghìn cơ hội việc làm giúp cải thiện đời sống bà con đồng bào thiểu số. Như ở Sa Pa (Lào Cai), các điểm du lịch cộng đồng được ghi nhận có tốc độ xóa đói, giảm nghèo nhanh gấp ba lần so với các thôn, bản không có du lịch cộng đồng…

Phát triển du lịch gắn bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số
0 votes, 0.00 avg. rating (0% score)

Xem thêm tin khác

Đoàn Lô Tô Hương Nam phá đảo trò chơi Đi bộ dưới biển tại Ana Park

22.08.2023
Được trúng là trời cho……Không trúng là trò chơi Là đoàn ...

Giới thiệu Tổ hợp giải trí Ana Park với nhiều dịch vụ giải trí hấp dẫn

10.06.2023
Ngày 9-6, Công ty TNHH Ana Park tổ chức hội nghị giới thiệu đến các…

Sẽ vận hành tổ hợp du lịch với công suất 10.000 khách trên vịnh Nha Trang

10.06.2023
TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa sẽ đưa vào hoạt động ...